AN NINH - QUỐC PHÒNG AN NINH - QUỐC PHÒNG

BTT: An toàn PCCC nhà dân trong các khu dân cư
Publish date 17/08/2023 | 16:32  | Lượt xem: 198

Gần đây có nhiều vụ việc về PCCC gây ra mất mát thương tâm, không chỉ riêng đối với gia đình nạn nhân mà còn đối với người dân cả nướcVì thế, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thoát hiểm khi gặp đám cháy, hỏa hoạn.

Bởi lẽ, việc thoát hiểm khỏi đám cháy thường trong khoảng thời gian rất ngắn. Nếu sau 2 phút, người dân không thể thoát ra được khi đang ở trong phòng kín thì nguy cơ cao sẽ bị ngạt do khí độc.

Thay vì hoảng loạn, người gặp nạn cần ưu tiên tìm cách thoát hiểm trong mọi tình huống hỏa hoạn, sau đó mới gọi cứu hỏa.

Trang bị những dụng cụ thoát hiểm và các phương tiện phòng cháy

1. Bình chữa cháy

Mỗi gia đình cần trang bị ít nhất một bình chữa cháy nhỏ gọn trong nhà, phòng trường hợp những vụ cháy nổ nhỏ có thể tự xử lý trước bằng bình chữa cháy hay ở các cơ sở kinh doanh cần trang bị mỗi tầng ít nhât smootj bình chữa cháy đề phòng tình huống khẩn cấp cần dùng đến. Ngoài ra, việc sử dụng những dụng cụ hỗ trợ này còn giúp người gặp nạn kéo dài được khoảng thời gian chờ lực lượng PCCC đến.

2. Thang thoát hiểm

Tại nhà riêng hoặc ở các cơ sở kinh doanh, văn phòng làm việc,… cần dự trữ thang thoát hiểm để đề phòng khi tình huống khẩn cấp người gặp nạn phía trong đám cháy có thể sử dụng thang để ra ngoài từ tầng cao.

3. Mặt nạ phòng độc

Mặt nạ phòng độc giúp người bị nạn giảm thiếu được khả năng hít phải khí độc. Các khí độc như CO, CO2 trong khói sẽ thoát ra khi có đám cháy, khi hít phải vài hơi khí độc này, cơ thể người gặp nạn sẽ có nguy cơ rơi vào trạng thái bất tỉnh ngay.

Kỹ năng 1: Không hoảng loạn, phải thật bình tĩnh

Biết rằng đang trong tình trạng nguy hiểm nhưng yêu cầu phải bình tĩnh thì thật khó. Tuy nhiên, trong những lúc nguy hiểm nhất, bạn cần nên bình tĩnh nhất.

Người gặp nạn cần có một tâm lý vững vàng lúc bấy giờ mới có thể xử lý tình huống một cách tốt nhất trong khả năng của mình.

Bình tĩnh xác định ngọn lửa và nguồn khói, ổn định tâm lý để tìm cách rời đi càng nhanh chóng và an toàn càng tốt. Điều này rất quan trọng và giúp cơ hội người gặp nạn thoát hiểm cao hơn.

Kỹ năng 2: Di chuyển bằng cách bò sát mặt đất

Khói trong đám cháy sẽ cản trở tầm nhìn, để tránh bị ngạt khói và dễ nhìn hơn, hãy di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất (có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói) và men bờ tường để tìm lối thoát nạn một cách nhanh nhất.

Nếu luồng khói từ trên cao hoặc ngay trong tầng, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và chạy thoát xuống các tầng dưới. Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng để tránh ngạt khí.

Tuy nhiên, nhiều tòa nhà chung cư thường khóa cửa sân thượng thì không nên chạy lên vì nếu lối thang bộ bị nhiễm khói, đây là nơi tập trung khói bay lên.

Kỹ năng 3: Thấm nước lên khăn, chăn để bịt mũi, miệng

Nên bịt khăn có thấm nước lên miệng, mũi để tránh ngạt khí và quấn chăn thấm đẫm nước lên người để tránh cháy quần áo, bỏng da. Đồng thời, dùng chăn ẩm ướt hoặc băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói, khí độc tràn vào phòng trong lúc tìm cách thoát thân và chờ lực lượng chữa cháy, cứu nạn.

Kĩ năng 4: Khi quần áo trên người bị cháy phải dừng, nằm, lăn

Trong trường hợp quần áo bị cháy, hãy dừng di chuyển, nằm xuống và trở mình liên tục cho đến khi ngọn lửa được dập tắt, đồng thời che mặt càng nhiều càng tốt.

Không được chạy vì gió sẽ làm lửa cháy nhiều hơn. Không nhảy xuống bể bơi, hồ bơi hoặc bể nước vì nước có thể đã bị ngọn lửa làm nóng.

Kỹ năng 5: Cầu cứu

Cần di chuyển ra ngoài ban công, cửa sổ và gọi to để cầu cứu. Bên cạnh đó, để thu hút sự chú ý từ mọi người, hãy dùng khăn, áo, mũ màu sắc nổi bật để vừa hô cứu vừa ra hiệu cầu cứu.

Đồng thời, gọi điện thoại cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114. (Cuộc gọi này sẽ không mất tiền. Mọi công tác chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ của người dân sẽ được nhà nước chi trả)

Kỹ năng 6: Kiểm tra nhiệt độ tay nắm cửa trước khi thoát ra ngoài

Nếu muốn mở cửa, hãy cẩn thận kiểm tra nhiệt độ của tay nắm cửa trước khi mở. Khi mở cửa, cần tránh sang một bên để tránh trường hợp lửa tạt vào người.

Nếu không thể vào một lối thoát an toàn hoặc nhận được sự trợ giúp của người khác, người gặp nạn có thể thoát ra từ cửa sổ, ban công hay nhảy qua mái nhà bên cạnh. Để tránh tạm thời và chờ đội cứu hộ đến.

Tuyệt đối người gặp nạn không nên trú ẩn trong nhà vệ sinh, phòng tắm vì không gian ở đây thường chật hẹp, kín, thiếu thoáng khí. Trong trường hợp nhà tắm ở xa nhất so với đám cháy, thoáng, dễ dàng để đội cứu hộ tiếp cận thì có thể cân nhắc.

Kỹ năng 7: Không chen lấn, xổ đẩy, không sử dụng thang máy

Khi thoát ra ngoài phòng, tuyệt đối không chen lấn xô đẩy, không sử dụng thang máy để thoát nạn vì khi có sự cố cháy, nổ nguồn điện sẽ bị cắt nên thang máy sẽ bị dừng. Người gặp nạn cần bình tĩnh di chuyển theo đường cầu thang bộ.

Lưu ý: Khi có lực lượng đến cứu, chú ý làm theo hướng dẫn của lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và đội ngũ cứu hộ. Hoặc những nơi tập trung đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim… việc đầu tiên phải thật bình tĩnh tìm cách hoặc tuân theo sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn để thoát ra khỏi tòa nhà qua các lối thoát nạn thuông thường như cầu thang bộ, nơi có đèn Exit (Lối ra). Đây là những nơi thoát nạn an toàn nhất.

Kỹ năng 8: Nối dài các chăn màn để trèo xuống

Trong trường hợp nhà ở tầng thấp, người gặp nạn có thể tìm cách nhảy xuống dưới đất bằng cách nối các loại chăn mỏng thành dây dài.