CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - ĐÔ THỊ CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - ĐÔ THỊ

Phường Bạch Mai tổ chức Hội nghị Hướng dẫn trình tự tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp ĐVHC phường, giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn phường
Publish date 29/03/2024 | 17:34  | Lượt xem: 137

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 22/3/2024 của UBND quận Hai Bà Trưng về tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp ĐVHC cấp phường, giai đoạn 2023 – 2025 của Quận Hai Bà Trưng. Ngày 28/3/2024, tại Hội trường tầng 5 trụ sở UBND phường Bạch Mai (số 37, phố Hồng Mai) UBND phường tổ chức Hội nghị Hướng dẫn trình tự tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp ĐVHC phường, giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn phường

          Dự Hội nghị có ông Tạ Anh Tuấn – Bí thư Đảng ủy phường, bà Trần Thị Phương Thảo-Phó bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, bà Nguyễn Thùy Dương-Phó BT, Chủ tịch UBND phường cùng các ông bà thường trực Đảng ủy, UBND, UB.MTTQ, trưởng các đoàn thể chính trị-xã hội, các công bà Bí thư Chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận, Tổ trưởng dân phố của 12 tổ dân phố trên địa bàn phường.

          Tại Hội nghị UBND phường đã hướng dẫn hình thức tổ chức, quy trình tổ chức, đối tượng tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn phường.

* Đối tượng lấy ý kiến là cử tri từ đủ 18 tuổi trở lên (có ngày sinh 06/4/2006 trở về trước), có đăng kí hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú trên địa bàn phường.

* Hình thức tổ chức lấy ý kiến cử tri

- Việc lấy ý kiến cử tri được tổ chức trên địa bàn phường.

- Hình thức thực hiện là phát phiếu lấy ý kiến cử tri theo hộ gia đình.

* Quy trình tổ chức lấy ý kiến cử tri

Bước 1: Tổ lấy ý kiến cử tri có trách nhiệm nhận Phiếu lấy ý kiến cử tri do UBND phường ban hành kèm theo danh sách cử tri.

Bước 2: Tổ trưởng tổ phát phiếu phân công cho các thành viên trong tổ lấy ý kiến cử tri.

Bước 3: Phát phiếu và thu phiếu

- Thành viên Tổ phát phiếu đi phát phiếu tới từng hộ gia đình trên địa bàn Tổ dân phố:

+ Khi đến hộ gia đình, Tổ phát phiếu lấy ý kiến cử tri phát phiếu cho cử tri, cử tri ký nhận (hoặc điểm chỉ nếu cử tri không biết chữ) việc nhận phiếu vào danh sách cử tri.

+ Sau khi nhận phiếu, cử tri nghiên cứu xem xét cho ý kiến vào ô “đồng ý” hoặc “không đồng ý” vào mỗi mục trên phiếu; hoặc có ý kiến khác vào phần “ý kiến khác…”, sau đó ký tên (hoặc điểm chỉ nếu cử tri không biết chữ) trên phiếu.

- Thành viên tổ đi thu phiếu và đảm bảo việc lấy ý kiến cử tri phải hoàn thành trước ngày 05/4/2024.

Bước 4: Kiểm phiếu

- Trước khi tiến hành việc kiểm phiếu, Tổ trưởng Tổ lấy ý kiến cử tri mời 02 cử tri (là người biết chữ), có uy tín trong Nhân dân để chứng kiến việc kiểm kê sử dụng phiếu và kiểm phiếu.

- Tổ lấy ý kiến cử tri tiến hành kiểm kê sử dụng phiếu, gồm các nội dung sau:

+ Số phiếu nhận về;

+ Số phiếu phát ra (bằng số cử tri đã xác nhận);

+ Số phiếu hỏng;

+ Số phiếu chưa sử dụng.

- Sau đó, Tổ lấy ý kiến cử tri thực hiện kiểm phiếu, gồm nội dung sau:

+ Tổng số cử tri của tổ dân phố (bằng số cử tri ghi trong danh sách cử tri);

+ Số lượng cử tri tham gia (bằng số cử tri đã cho ý kiến);

+ Số lượng phiếu thu vào, tính tỷ lệ số phiếu thu vào trên số phiếu phát ra;

+ Xác định số lượng phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ; tính tỷ lệ số phiếu hợp lệ, không hợp lệ trên số lượng phiếu thu vào.

- Phiếu hợp lệ là:

Phiếu đúng mẫu quy định, có đóng dấu của UBND phường phải được đánh dấu vào 01 trong 02 ô “đồng ý” và “không đồng ý”. Ngoài ra, cử tri có quyền được ghi ý kiến khác vào phiếu theo quy định.

- Phiếu không hợp lệ là:

+ Phiếu không đúng mẫu quy định;

+ Phiếu không đóng dấu của UBND phường;

+ Phiếu đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý hoặc cả hai ô đều không đánh dấu.

Đối với các dấu hiệu khác của phiếu nghi là không hợp lệ, Tổ lấy ý kiến cử tri thảo luận xem xét, quyết định.

- Xác định số lượng phiếu đồng ý, không đồng ý, tính tỷ lệ số phiếu đồng ý, không đồng ý trên tổng số cử tri của tổ dân phố; xác định số lượng phiếu có ý kiến khác, tính tỷ lệ trên tổng số cử tri của tổ dân phố, tổng hợp nhóm các ý kiến khác được cử tri ghi tại dòng “ý kiến khác” trên phiếu. Tổ lấy ý kiến cử tri tiến hành kiểm phiếu đảm bảo chính xác, đúng quy định của Pháp luật và hướng dẫn của cấp trên, lập Biên bản kiểm phiếu theo từng nội dung trong Phiếu lấy ý kiến cử tri.

Bước 5: Lập biên bản kiểm phiếu

- Tổ lấy ý kiến tiến hành tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri theo từng nội dung trong Phiếu lấy ý kiến cử tri.

- Niêm phong phiếu: Sau khi hoàn thành việc kiểm phiếu, Tổ lấy ý kiến cử tri có trách nhiệm niêm phong toàn bộ phiếu hợp lệ, không hợp lệ, phiếu hỏng, phiếu chưa sử dụng bàn giao cho UBND phường. UBND phường có trách nhiệm lưu trữ phiếu được niêm phong theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Bước 6: Tổng hợp, báo cáo

Tổ phát phiếu bàn giao về UBND phường các tài liệu sau:

- Toàn bộ phiếu lấy ý kiến đã nhận từ UBND phường đã được kiểm và niêm phong theo quy định (bao gồm cả phiếu phiếu hợp lệ, không hợp lệ, phiếu hỏng, phiếu chưa sử dụng).

- Biên bản kiểm phiếu.

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính phường là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thông qua việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp phường/xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; đảm bảo hoàn thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Việc sáp nhập các đơn vị hành chính này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển trên địa bàn mạnh hơn, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nhanh và toàn diện hơn.