HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Người dùng cần được trang bị các kỹ năng ứng phó trước tình huống lừa đảo
Ngày đăng 27/08/2024 | 08:52  | Lượt xem: 133

Trong tuần qua từ 19/8 đến 25/8 ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ của các hình thức lừa đảo. Những hình thức này đều liên quan đến giả mạo cá nhân, tổ chức để lừa đảo.

Theo Cục An toàn thông tin: khi các hình thức lừa đảo được thay đổi thường xuyên, ngày càng tinh vi và có nhiều biến tướng thì việc tuyên truyền cho người dân là chưa đủ. Điều quan trong là người dân cần trang bị kỹ năng phòng tránh cũng như các cách ứng phó khi gặp tình huống lừa đảo.

Người dùng cần được trang bị các kỹ năng ứng phó trước tình huống lừa đảo
  •  
Người dùng cần được trang bị các kỹ năng ứng phó trước tình huống lừa đảo

Mới đây, Bộ TT-TT vừa phê duyệt kế hoạch triển khai chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Một trong những mục tiêu hướng tới của chiến dịch năm 2024 là đẩy mạnh truyền thông diện rộng, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin nói chung và lừa đảo trực tuyến nói riêng cho người dân; cung cấp kỹ năng nhận diện, cách ứng phó khi gặp lừa đảo trực tuyến.

Qua đó nhằm giảm tỷ lệ nạn nhân của lừa đảo trực tuyến. Đồng thời, xây dựng và mở rộng Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức an toàn thông tin bền vững.

Trong tuần qua, một số hình thức lừa đảo trực tuyến được Cục An toàn thông tin cảnh báo như:

- Mạo danh người nổi tiếng để lừa đảo: các đối tượng sử dụng hình ảnh cùng thông tin người nổi tiếng để cắt ghép, đưa nội dung sai lệch, quảng cáo sản phẩm kém chất lượng để phục vụ mục đích lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản người dùng.

- Mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo tuyển dụng: Thời gian gần đây, hình thức mạo danh để tuyển dụng được kẻ lừa đảo sử dụng với các doanh nghiệp chuyển phát lớn như Giao hàng tiết kiệm, Bưu điện Việt Nam, Viettel Post.

Cục An toàn thông tin cho biết: các đối tượng tạo website giả mạo với tên miền tương tự trang chính thức của doanh nghiệp và dùng email giả để gửi thông báo tuyển dụng, phỏng vấn hoặc yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân. Ngoài ra, các đối tượng cũng yêu cầu ứng viên thanh toán các khoản phí và chiếm đoạt.

Cục khuyến cáo người lao động cần cảnh giác với những lời mời chào công việc trên mạng xã hội, cần tìm hiểu thông tin từ trang chính thức hoạc liên hệ trực tiếp tới doanh nghiệp để xác nhận.

Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo cần báo ngay cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

- Cảnh báo lừa đảo trong giao thương quốc tế: các đối tương mở tài khoản mạo danh công ty nước ngoài, liên hệ doanh nghiệp trong nước và sử dụng các thủ đoạn tinh vi để lừa ký hợp đồng và yêu cầu đặt tiền cọc.

Các đối tượng làm giả các loại giấy tờ để lừa chuyền tiền cọc. Khi nhận được tiền thì xóa hết liên hệ.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo các doanh nghiệp cần thận trọng khi tham gia hoạt động giao thương quốc tế. Trước khi giao dịch cần kiểm tra thông tin, xác nhận tính hợp pháp của đối tác. Trong quá trình giao dịch cần đảm bảo các thỏa thuận, giao dịch được ghi rõ trong hợp đồng bằng văn bản, cần thiết có thể tham khảo ý kiến từ luật sư quốc tế chuyên nghiệp.

- Giả mạo tài khoản ngân hàng đứng tên doanh nghiệp: các đối tượng gọi điện, đánh vào nhu cầu của từng người để mời chào, dẫn dụ những mặt hàng giá rẻ, ưu đãi so với thị trường.

Các đối tượng còn tạo những tài khoản ngân hàng đứng tên các doanh nghiệp, công ty uy tín để nạn nhân chuyển tiền. Trên thực tế đây là những tài khoản giả, được thu mua bất hợp pháp. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, đối tượng sẽ chặn liên lạc rồi chiếm đoạt tài sản.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dân cần cảnh giác và kiểm tra kỹ thông tin các tài khoản ngân hàng, website mua sắm trước khi thực hiện giao dịch. Người dân cũng cần đảm bảo mình đang giao dịch với nguồn tin cậy bằng cách kiểm tra trang web và thông tin liên hệ chính thức.